ĐỊNH LƯỢNG GIẤY LÀ GÌ ? CÁCH SỬ DỤNG 1 CÁCH PHÙ HỢP
Định lượng giấy là 1 thuật ngữ khá quen thuộc trong ngành in ấn. Định lượng còn ảnh hưởng đến việc xác định phương án thiết kế, thành phẩm và giá thành. Hãy cùng Minh Gia Phát tìm hiểu xem định lượng giấy là gì ?
1. Định lượng giấy là gì ?
Định lượng giấy hay còn GSM là viết tắt của Grams per Square Meter, là số gam giấy trên 1 mét vuông. Chính vì thế GSM càng cao thì giấy sẽ càng nặng và dày hơn. Có rất nhiều loại định lượng giấy khác nhau vì vậy bạn có thể tìm các loại giấy phù hợp cho những mục đích in ấn khác nhau
Hình định lượng giấy GSM
2. Định lượng GSM của các loại giấy phổ biến
Chúng ta ai cũng sử dụng giấy rất nhiều trong cuộc sống, công việc, học tập,…Vậy bạn đã biết các loại giấy mà chúng ta thường hay sử dụng có định lượng GSM bao nhiêu chưa?
- Ford: Đây là loại giấy A4 phổ biến nhất, có định lượng 70-80-90g/m2.
- Bristol: Giấy có mặt hơi bóng, mịn, độ bám mực vừa phải được dùng để in hộp đựng mỹ phẩm; poster; thiệp mời;… Định lượng khoảng 230 – 350g/m2.
- Ivory: Giấy có 1 mặt mịn 1 mặt sần sùi thường được sử dụng làm bao bì sản phẩm.
- Couche: Giấy có bề mặt mịn; láng bóng; in ấn sắc nét, thường dùng để in quảng cáo; poster; brochure; catalogue. Định lượng giấy khoảng 90-300g/m2.
- Couche Matt: Gần giống như giấy Couche nhưng không có phản xạ ánh sáng. Thường dùng để in tạp chí.
- Duplex: Giấy có một mặt trắng láng; một mặt sẫm. Giấy này được dùng làm hộp sản phẩm lớn, cần có độ cứng cáp. Định lượng khá cao, trên 300g/m2.
- Crystal: Giấy có một mặt láng bóng, 1 mặt nhám nên thường được xài trung gian giữa giấy Couche và giấy Bristol tùy theo yêu cầu của từng sản phẩm.
- Kraft: Loại giấy này có độ dẻo dai, độ bền cơ học cao hơn giấy thông thường. Định lượng khoảng 50 – 175g/m2.
Những định lượng giấy phổ biến
3. Cách tính định lượng giấy
- Ví dụ: một tờ giấy có khối lượng 5g và diện tích 0,01 m2, thì định lượng của nó là 5 / 0.01 = 500 gsm
- Ví dụ: một tờ giấy A4 có kích thước 21 x 29.7cm, nếu có khối lượng 4.99g, thì định lượng của nó là: 4.99 / (0,21 x 0,297) = 80 gsm.
- Ngoài cách tính toán theo công thức trên, còn có một số cách xác định định lượng giấy khác như sau:
- Sử dụng máy đo định lượng giấy: Đây là thiết bị chuyên dụng để đo độ dày và khối lượng của tờ giấy. Máy có thể hiển thị kết quả chính xác và nhanh chóng.
- So sánh với các loại giấy tiêu chuẩn: Đây là cách dựa vào kinh nghiệm và cảm nhận để so sánh tờ giấy cần xác định với các loại giấy có định lượng đã biết. Ví dụ, một tờ giấy photocopy thông thường có định lượng khoảng 70-80gsm, một tờ bìa cứng có định lượng khoảng 250-300 gsm.
- Sử dụng công cụ trực tuyến: Đây là cách sử dụng các trang web hoặc ứng dụng để nhập vào các thông số của tờ giấy như kích thước, số tờ, khối lượng, rồi tính ra được định lượng. Ví dụ, bạn có thể sử dụng trang web GSM (Grams Per Square Meter) Calculator – Calculator Academy để tính toán.
4. Phân biệt định lượng và độ dày của giấy
- Định lượng giấy tỷ lệ thuận với độ cứng của giấy và độ dày của giấy. Khi bạn chọn giấy có định lượng cao thì nó sẽ có chất lượng hơn so với giấy có định lượng thấp hơn. Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng chất liệu giấy khác nhau mà độ dày, định lượng sẽ khác nhau. Độ dày của giấy là một trong những thông số quyết định đến độ bền của giấy như khả năng chịu xuyên thấu, biến dạng, phản quang, độ dẻo dai của giấy…
Định lượng giấy tỷ lệ thuận với độ cứng và dày của giấy
5. Địa điểm in ấn chất lượng
Với công nghệ và thiết bị máy móc hiện đại, Minh Gia Phát cam kết về chất lượng giấy đảm bảo đúng định lượng độ dày, màu in rõ nét, màu sắc tươi sáng, đảm bảo chính xác tiêu chuẩn kỹ thuật ở mức tốt nhất. Với chứng nhận ISO 9001:2015 và ISO 140001:2015 và đã có mặt trên thị trường cũng như có được sự tin tưởng của khách hàng trong 25 năm, Minh Gia Phát sẽ mang đến những sản phẩm "Uy tín - Chất lượng - Sáng tạo là hàng đầu".
Minh Gia Phát luôn mang đến những sản phẩm chất lượng